Quy trình về thủ tục nhập khẩu rượu vang cần những gì? [2022]

Tháng Mười Hai 22 2022
Thủ tục nhập khẩu rượu vang

Theo số liệu thống kê của hiệp hội bia rượu, nước giải khát Việt Nam, nước ta là quốc gia tiêu thụ bia rượu đứng thứ 3 châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản. Rượu vang thuộc nhóm sản phẩm đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, do đó điều kiện về mặt pháp lý điều chỉnh mặt hàng này tương đối phức tạp và yêu cầu rất nhiều loại giấy tờ. Là đơn vị có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chúng tôi nhận thấy rằng thủ tục nhập khẩu rượu vang được quản lý chặt chẽ nhất từ khâu cấp phép đầu vào cho đến khâu thực hiện hậu kiểm trong quá trình lưu thông hàng hóa. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thủ tục nhập khẩu rượu vang ngay nhé!

Thủ tục nhập khẩu rượu vang
Nhập khẩu rượu vang và những thủ tục phức tạp liên quan

1. Chính sách nhập khẩu rượu vang

  • Văn bản pháp lý:

Rượu vang là sản phẩm đồ uống có cồn được quản lý bởi Bộ Công thương và thủ tục nhập khẩu mặt hàng này được quy định trong Quyết định số 1182/QĐ-BCT ngày 06/04/2021 của Bộ Công thương, Nghị định số 7/20210/NĐ-CP ngày 05/02/2022 (sửa đổi Nghị định 105/2017/NĐ-CP ngày 14/09/2017) và Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ.

  • Quy trình nhập khẩu:

Để doanh nghiệp có thể nhập khẩu được rượu vang từ nước ngoài về Việt Nam, doanh nghiệp cần thực hiện theo quy trình sau:

    • Bước 1: Xin GP nhập khẩu & phân phối rượu tại Bộ Công thương
    • Bước 2: Doanh nghiệp nhập khẩu tiến hành làm tự công bố cho sản phẩm (liên hệ Vnlogs để được hướng dẫn chi tiết)
    • Bước 3: Tiến hành nhập khẩu lô hàng về Việt Nam
    • Bước 4: Hàng về đến cửa khẩu nhập, tiến hành làm thủ tục Hải quan và kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu cho lô hàng rượu (liên hệ Vnlogs để được hướng dẫn chi tiết)
    • Bước 5: Dán tem rượu nhập khẩu cho lô hàng – Tem rượu được hải quan cấp (liên hệ Vnlogs để được hướng dẫn chi tiết)

2. Chi tiết mã HS Code và thuế của mặt hàng rượu vang

2.1. Mã HS Code mặt hàng rượu vang

Căn cứ vào Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính Phủ, có thể xác định mặt hàng rượu thuộc Chương 22: Đồ uống, rượu và giấm. Cụ thể được phân nhóm như sau:

Mã HS CodeMô tảThuế nhập khẩu ưu đãi
22.04Rượu vang làm từ nho tươi, kể cả rượu vang cao độ; hèm nho trừ loại thuộc nhóm 20.09.50%
22.05Rượu Vermouth và rượu vang khác làm từ nho tươi đã pha thêm hương liệu từ thảo mộc hoặc chất thơm.50%

2.2. Thuế nhập khẩu của rượu vang

Mặt hàng rượu vang theo quy định thì sẽ chịu các loại thuế như sau:

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 50%  
  • Nếu nhập từ Trung Quốc có C/O Form E thì thuế NK 0%
  • Nếu nhập từ các nước Asean có C/O form D là 0%
  • Nếu nhập từ Hàn Quốc có C/O form AK & VK là 50%
  • Nếu nhập từ Nhật Bản có C/O form AJ là 4% và VJ là 65% 
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%

Ngoài ra mặt hàng rượu vang nằm trong danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, được cụ thể tại 02/VBHN-VPQH ngày 28/04/2016 về thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể như sau:

Thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu vang

3. Một số bộ hồ sơ doanh nghiệp cần xuất trình cho các cơ quan hữu quan và hải quan.

Liên hệ VnLogs để biết thêm chi tiết về bộ hồ sơ xin nhập khẩu & phân phối rượu, bộ hồ sơ làm tự công bố và kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu. Với bộ hồ sơ hải quan mà người khai hải quan phải nộp và xuất trình như sau:

  • Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu: 01 bản chính
  • Hóa đơn thương mại: 01 bản sao . (Lưu ý nếu hàng hóa của DN nhập khẩu từ Trung Quốc mà dùng C/O Form E để hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa vận chuyển qua lãnh thổ của một hoặc nhiều nước không phải là nước thành viên của ACFTA thì DN phải xuất trình Invoice bản gốc)
  • Vận tải đơn: 01 bản sao (Nếu đi đường bộ thì không cần)
  • Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing list): 01 bản sao
  • Giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Nếu có): 01 bản gốc. (Lưu ý nếu hàng hóa nhập khẩu từ các nước mà các hiệp định thương mại tự do FTA cho phép dùng C/O điện tử thì có thể dùng C/O bản điện tử)
  • Catalogue hoặc MSDS (nếu có) vì hải quan có thể yêu cầu cung cấp để chứng minh thành phần cấu tạo của hàng hóa.
  • Đăng kí & kết quả KT ATTP : 1 bản gốc
  • Giấy phép phân phối rượu: 1 bản sao

4. Lưu ý về tem nhãn mác hàng hóa

Doanh nghiệp tham khảo số Nghị định số 43/2017/ND-CP về nhãn hàng hóa và Nghị định số: 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, điều chỉnh bổ sung Nghị định 43/2017/ND-CP về nhãn hàng hóa. Ví dụ 1 số thông tin cần có của tem nhãn:

  • Tên sản phẩm
  • Nhãn hiệu ( nếu có )
  • Thành phần; định lượng của sản phẩm
  • Dung tích
  • Độ cồn
  • Thông tin về nhà sản xuất ( tên và địa chỉ, sđt )
  • Thông tin về người NK và người chịu trách nhiệm phân phối sp ra thị trường ( Tên. địa chỉ, sđt )
  • Xuất xứ
  • G.W
  • CTN Size

Trên đây là toàn bộ những nội dung liên quan đến thủ tục nhập khẩu rượu vang, tra cứu mã HS, thuế nhập khẩu và những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu. Hy mọng bài viết sẽ mang lại được cho quý vị những thông tin mà bạn tìm kiếm.

Với kinh nghiệm từng giao dịch hàng chục ngành hàng, phục vụ hàng trăm lượt khách và vận chuyển cả trăm lô hàng trong ngành hàng này. VnLogs tự tin là “bến đỗ” an toàn của các nhà kinh doanh trên hành trình xuất nhập khẩu – logistics tại Việt Nam.

Hãy liên lạc ngay với Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu VnLogs nếu bạn muốn được tư vấn thêm, nhận thêm báo giá hoặc đóng góp ý kiến với chúng tôi

Mạc Hữu Toàn
Latest posts by Mạc Hữu Toàn (see all)

Để lại comment của bạn ở đây!

Call Now Button