
Xu hướng cắm trại dã ngoại đang trở thành trào lưu cho giới trẻ. Thay vì đến các khách sạn xịn sò để checkin hay nghỉ dưỡng, các bạn trẻ lại chinh phục bản thân tới những vùng đất mới. Do đó ngày càng có nhiều doanh nghiệp muốn nhập khẩu các sản phẩm để đi cắm trại dã ngoại như lều cắm trại, ghế gấp dã ngoại, đèn pin dã ngoại, thảm lót lều …. Trong bài viết dưới đây, mình sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục nhập khẩu lều cắm trại.

1. Chính sách nhập khẩu lều cắm trại
Căn cứ vào nghị định Số: 69/2018/NĐ-CP mặt hàng lều cắm trại không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hay phải xin giấy phép nhập khẩu. Mặt hàng lều cắm trại cũng không nằm trong danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành của các bộ ban ngành liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu. Cho nên sản phẩm được nhập khẩu bình thường (không cần điều kiện nhập khẩu).
2. Mã HS Code và thuế của sản phẩm lều cắm trại
Đa phần các sản phẩm lều cắm trại Việt Nam đều có chất liệu bằng vải và khung bằng kim loại. Doanh nghiệp có thể tham khảo mã HS nhóm 6306.
Ví dụ: Đối với lều cắm trại Glamping có khung lều bằng hợp kim nhôm, chất liệu từ vải 210T và có kích thước 3,95*2,7*1,83m.
- Mã HS Code: HS 63062990
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 12%
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): 8%
(Nếu hàng nhập từ Trung Quốc có chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O Form E) thì thuế nhập khẩu là 0%)
3. Hồ sơ doanh nghiệp cần xuất trình cho hải quan
Căn cứ theo quy định tại thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC) của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có quy định về hồ sơ hải quan mà người khai hải quan phải nộp và xuất trình như sau:
- Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu: 01 bản chính
- Hóa đơn thương mại: 01 bản sao . (Lưu ý nếu hàng hóa của DN nhập khẩu từ Trung Quốc mà dùng C/O Form E để hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa vận chuyển qua lãnh thổ của một hoặc nhiều nước không phải là nước thành viên của ACFTA thì DN phải xuất trình Invoice bản gốc)
- Vận tải đơn: 01 bản sao (Nếu đi đường bộ thì không cần)
- Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing list): 01 bản sao
- Giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Nếu có): 01 bản gốc. (Lưu ý nếu hàng hóa nhập khẩu từ các nước mà các hiệp định thương mại tự do FTA cho phép dùng C/O điện tử thì có thể dùng C/O bản điện tử)
- Catalogue hoặc MSDS (nếu có) vì hải quan có thể yêu cầu cung cấp để chứng minh thành phần cấu tạo của hàng hóa.
4. Lưu ý về tem nhãn mác hàng hoá
Doanh nghiệp tham khảo số ND43/2017/ND-CP về nhãn hàng hóa và ND số: 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, điều chỉnh bổ sung ND 43/2017/ND-CP về nhãn hàng hóa. Ví dụ 1 số thông tin cần có của tem nhãn:
- Product
- Manufacturer
- Address
- Importer
- Address
- Origin
- G.W
- CTN Size
Trên đây là toàn bộ những nội dung liên quan đến thủ tục nhập khẩu lều cắm trại, tra cứu mã HS, thuế nhập khẩu và những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu. Hy mọng bài viết sẽ mang lại được cho quý vị những thông tin mà bạn tìm kiếm.
Với kinh nghiệm từng giao dịch hàng chục ngành hàng, phục vụ hàng trăm lượt khách và vận chuyển cả trăm lô hàng trong ngành hàng này. VnLogs tự tin là “bến đỗ” an toàn của các nhà kinh doanh trên hành trình xuất nhập khẩu – logistics tại Việt Nam.
Hãy liên lạc ngay với Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vnlogs nếu bạn muốn được tư vấn thêm, nhận thêm báo giá hoặc đóng góp ý kiến với chúng tôi
- Fax: (+84) 246 944 041
- Email: partners@vnlogs.com
- Zalo: 0987287988
- Facebook: Vnlogs – Dịch vụ Xuất nhập khẩu, Logistics
- Web: https://vnlogs.com/
- Địa chỉ: Tòa nhà Sacombank, A1-1, A2-2 Đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Q Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Tìm hiểu chiến lược và quá trình hoạt động của Mô hình dịch vụ Logistics 3PL - Tháng Một 31, 2023
- Tổng hợp thông tin và tìm hiểu chi tiết về mô hình dịch vụ logistics 5PL - Tháng Một 30, 2023
- Thủ tục nhập khẩu dầu nhớt, dầu nhờn và những điều cần lưu ý! - Tháng Mười Hai 27, 2022