Thủ tục nhập khẩu dầu nhớt, dầu nhờn và những điều cần lưu ý!

Tháng Mười Hai 27 2022
Thủ tục nhập khẩu dầu nhớt

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới năm 2021, giao thông đường bộ nước ta đang phát triển một cách chóng mặt mà nguyên nhân chính là do sự gia tăng nhanh chóng của xe cơ giới. Theo báo cáo, số lượng xe cơ giới tăng gấp sáu lần từ năm 2000 đến 2015, với khoảng 300.000 xe ô tô và 3.000.000 xe máy mới được đăng ký mỗi năm. Chính vì điều này, Việt Nam hiện nay được coi là một trong những thị trường hết sức tiềm năng đối với mặt hàng dầu nhờn nhập khẩu. Vậy bạn đã biết để được nhập vào nước ta, dầu nhờn phải trải qua các quy trình gì không? Cùng chúng tôi tìm hiểu các thủ tục nhập khẩu dầu nhớt ngay nhé!

Thủ tục nhập khẩu dầu nhớt

1. Chính sách nhập khẩu dầu nhớt

  • Văn bản pháp lý:

Dầu nhờn động cơ đốt trong là mặt hàng được quản lý bởi Bộ Khoa học và Công nghệ và thủ tục nhập khẩu mặt hàng này được quy định trong Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019 và Thông tư số 10/2018/TT-BKHCN ngày 01/07/20218 (sửa đổi Thông tư số 06/2018/TT-BKHCN ngày 15/05/2018) của Bộ Khoa học và Công nghệ. Theo quy định, mặt hàng dầu nhờn khi nhập khẩu phải làm kiểm tra nhà nước về chất lượng sau thông quan và chứng nhận hợp quy theo QCVN 14:2018/BKHCN.

Quy định về mặt hàng dầu nhớt khi nhập khẩu

  • Quy trình nhập khẩu:

Để doanh nghiệp có thể nhập khẩu được dầu nhờn từ nước ngoài về Việt Nam, doanh nghiệp cần thực hiện theo quy trình sau:

    • Bước 1: Doanh nghiệp nhập khẩu tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng mặt hàng dầu nhờn động cơ đốt trong (hồ sơ đăng ký liên hệ Vnlogs để được tư vấn chi tiết)
    • Bước 2: Mở tờ khai Hải quan
    • Bước 3: Làm thủ tục Hải quan nhập khẩu lô hàng, mang hàng về kho
    • Bước 4: Lấy mẫu đi kiểm tra tại các tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã được đăng ký hoặc thừa nhận (liên hệ Vnlogs để được hướng dẫn chi tiết)
    • Bước 5: Nộp kết quả chứng nhận cho nơi đăng ký kiểm tra chất lượng ở bước 1

2. Chi tiết mã HS Code và thuế khi nhập khẩu dầu nhớt, dầu nhờn

2.1. Mã HS Code mặt hàng dầu nhờn

Căn cứ vào Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính Phủ, có thể xác định mặt hàng dầu nhờn thuộc “Chương 27: NHIÊN LIỆU KHOÁNG, DẦU KHOÁNG VÀ CÁC SẢN PHẨM CHƯNG CẤT TỪ CHÚNG; CÁC CHẤT CHỨA BI-TUM; CÁC LOẠI SÁP KHOÁNG CHẤT.”

Cụ thể được phân nhóm như sau:

Mã HS CodeMô tảThuế Nhập khẩu ưu đãi
2710.19.43Dầu bôi trơn khác5%

2.2. Thuế nhập khẩu của dầu nhờn

Mặt hàng dầu nhờn động cơ đốt trong theo quy định thì sẽ chịu các loại thuế như sau:

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 5%  
  • Nếu nhập từ Trung Quốc có C/O Form E thì thuế NK 0%
  • Nếu nhập từ các nước Asean có CO form D là 0%
  • Nếu nhập từ Hàn Quốc có CO form AK & VK là 0%
  • Nếu nhập từ Nhật Bản có CO form AJ là 1% & VJ là 0% 
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%

Các loại thuế nhập khẩu dầu nhớt

Ngoài ra mặt hàng dầu nhờn động cơ đốt trong nằm trong danh mục hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường, được cụ thể tại Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12,  Nghị định 67/2011/NĐ-CP, Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14, Nghị quyết 18/2022/UBTVQH15. Cụ thể như sau:

3. Một số bộ hồ sơ doanh nghiệp cần xuất trình cho các cơ quan hữu quan và hải quan.

Liên hệ VnLogs để biết thêm chi tiết về bộ hồ sơ làm đăng ký kiểm tra chất lượng và chứng nhận hợp quy hàng dầu nhờn nhập khẩu. Với bộ hồ sơ hải quan mà người khai hải quan phải nộp và xuất trình như sau:

  • Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu: 01 bản chính
  • Hóa đơn thương mại: 01 bản sao . (Lưu ý nếu hàng hóa của DN nhập khẩu từ Trung Quốc mà dùng C/O Form E để hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa vận chuyển qua lãnh thổ của một hoặc nhiều nước không phải là nước thành viên của ACFTA thì DN phải xuất trình Invoice bản gốc)
  • Vận tải đơn: 01 bản sao (Nếu đi đường bộ thì không cần)
  • Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing list): 01 bản sao
  • Giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Nếu có): 01 bản gốc. (Lưu ý nếu hàng hóa nhập khẩu từ các nước mà các hiệp định thương mại tự do FTA cho phép dùng C/O điện tử thì có thể dùng C/O bản điện tử)
  • Catalogue hoặc MSDS (nếu có) vì hải quan có thể yêu cầu cung cấp để chứng minh thành phần cấu tạo của hàng hóa.
  • Đơn đăng kí kiểm tra chất lượng

4. Lưu ý về tem nhãn mác hàng hóa

Doanh nghiệp tham khảo số Nghị định số 43/2017/ND-CP về nhãn hàng hóa và Nghị định số: 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, điều chỉnh bổ sung Nghị định 43/2017/ND-CP về nhãn hàng hóa. Ví dụ 1 số thông tin cần có của tem nhãn:

  • Tên sản phẩm
  • Nhãn hiệu (nếu có)
  • Thành phần, định lượng của sản phẩm
  • Thông tin về nhà sản xuất
  • Thông tin về người NK và người chịu trách nhiệm phân phối sp ra thị trường
  • Xuất xứ
  • Hướng dẫn sử dụng, thông tin cảnh báo

Trên đây là toàn bộ những nội dung liên quan đến thủ tục nhập khẩu dầu nhớt, tra cứu mã HS, thuế nhập khẩu và những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu. Hy mọng bài viết sẽ mang lại được cho quý vị những thông tin mà bạn tìm kiếm.

Với kinh nghiệm từng giao dịch hàng chục ngành hàng, phục vụ hàng trăm lượt khách và vận chuyển cả trăm lô hàng trong ngành hàng này. VnLogs tự tin là “bến đỗ” an toàn của các nhà kinh doanh trên hành trình xuất nhập khẩu – logistics tại Việt Nam.

Hãy liên lạc ngay với Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu VnLogs nếu bạn muốn được tư vấn thêm, nhận thêm báo giá hoặc đóng góp ý kiến với chúng tôi

Mạc Hữu Toàn
Latest posts by Mạc Hữu Toàn (see all)

Để lại comment của bạn ở đây!

Call Now Button