Nhập khẩu dầu gội đầu cần làm công bố mỹ phẩm như thế nào?

Tháng Mười Hai 24 2022
Thủ tục nhập khẩu dầu gội đầu

Nhu cầu sử dụng các sản phẩm nhu yếu phẩm nhập khẩu ngày càng cao như dầu gội, sữa tắm, bột giặt, ….. Với những đặc tính vượt trội của dầu gội nhập khẩu mà sản phẩm này rất được người tiêu dùng săn đón và được nhiều doanh nghiệp nhập khẩu. Để hiểu rõ hơn về quy trình và thủ tục nhập khẩu dầu gội đầu thì bạn đọc tham khảo bài viết bên dưới nhé.

Thủ tục nhập khẩu dầu gội đầu

1. Chính sách nhập khẩu Dầu gội đầu

Dầu gội đầu là sản phẩm mỹ phẩm được quản lý bởi Bộ Y Tế, cụ thể là Phòng Quản lý Mỹ Phẩm của Cục Quản Lý Dược trực thuộc Bộ Y Tế. Văn bản quản lý chung cho dòng sản phẩm Mỹ Phẩm nói chung và dầu gội nói riêng là Thông tư 06/2011/TT-BYT được BYT ban hành vào ngày 25/01/2011.

Do đó để nhập khẩu mỹ phẩm hay dầu gội đầu từ nước ngoài về Việt Nam thì doanh nghiệp nhập khẩu cần tiến hành làm Công Bố Mỹ Phẩm (CBMP) trước khi nhập khẩu. Hiện nay, hồ sơ công bố được thực hiện 100% trên hệ thống điện tử qua website Cổng Thông Tin Một Cửa Quốc Gia ( vnsw.gov.vn ) 

Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị để làm CBMP cho sản phẩm Mỹ Phẩm NK hiện hay được quy định chi tiết tại Điều 4 của Thông tư 06/2011/TT-BYT, cụ thể liể kê sẽ bào gồm:

  • Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường
  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam ( giấy LoA )  . ( Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật )
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): Chỉ áp dụng đối với trường hợp công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu. ( CFS cúng cần được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật )

*Lưu ý: Đây là tất cả hồ sơ chỉ cần bản scan điện tử để nộp lên hệ thống một cửa quốc gia chứ không cần nộp bản gốc hoặc sao y. Nhưng doanh nghiệp cũng nên giữ bản gốc của LoA và CFS tại Việt Nam để chuẩn bị có thể trình bản gốc cho Cục Quản Lý Dược khi được yêu cầu.

Cách lập phiếu công bố và thủ tục tiếp nhận, thời gian giải quyết hồ sơ CBMP thì doanh nghiệp có thể tham khảo điều 5 và 7 của Thông tư 06 nêu trên. Sau khi có bản CBMP được cấp duyệt bởi Cục QLD thì doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu Dầu gội đầu hoặc sản phẩm mỹ phẩm về Việt Nam và làm thủ tục hải quan.

2. Mã HS Code và thuế của Dầu Gội đầu

2.1. Mã HS code mặt hàng Dầu gội đầu

Căn cứ vào Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính Phủ, có thể xác định mặt hàng bia thuộc chương 33: TINH DẦU VÀ CÁC CHẤT TỰA NHỰA; NƯỚC HOA, MỸ PHẨM HOẶC CÁC CHẾ PHẨM DÙNG CHO VỆ SINH. Mã HS của dầu gội cụ thể thuộc nhóm:

Mã HS CodeMô tảThuế nhập khẩu ưu đãi
33051010Dầu gội đầu có tinh chất chống nấm15
33051010Dầu gội đầu loại khác15

2.2. Thuế nhập khẩu của mặt hàng dầu gội đầu

Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà nhà nhập khẩu phải hoàn thành đối với nhà nước.

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 15% 
  • Nếu nhập từ Trung Quốc có C/O Form E thì thuế NK 0%
  • Nếu nhập từ Hàn Quốc có CO form AK & VK là 0%
  • Nếu nhập từ Nhật Bản có CO form AJ là 4% & VJ là 0% 
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%

3. Hồ sơ doanh nghiệp cần xuất trình cho hải quan

Bộ hồ sơ hải quan mà người khai hải quan phải nộp và xuất trình như sau:

  • Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu: 01 bản chính
  • Hóa đơn thương mại: 01 bản sao . (Lưu ý nếu hàng hóa của DN nhập khẩu từ Trung Quốc mà dùng C/O Form E để hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa vận chuyển qua lãnh thổ của một hoặc nhiều nước không phải là nước thành viên của ACFTA thì DN phải xuất trình Invoice bản gốc)
  • Vận tải đơn: 01 bản sao (Nếu đi đường bộ thì không cần)
  • Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing list): 01 bản sao
  • Giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Nếu có): 01 bản gốc. (Lưu ý nếu hàng hóa nhập khẩu từ các nước mà các hiệp định thương mại tự do FTA cho phép dùng C/O điện tử thì có thể dùng C/O bản điện tử)
  • Catalogue hoặc MSDS (nếu có) vì hải quan có thể yêu cầu cung cấp để chứng minh thành phần cấu tạo của hàng hóa.
  • Bản Công Bố Mỹ Phẩm được Cục QLD cấp ( bản điện tử )

4. Lưu ý về tem nhãn mác hàng hoá

Doanh nghiệp tham khảo số ND43/2017/ND-CP về nhãn hàng hóa và ND số: 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, điều chỉnh bổ sung ND 43/2017/ND-CP về nhãn hàng hóa. Ví dụ 1 số thông tin cần có của tem nhãn:

  • Tên sản phẩm
  • Nhãn hiệu ( nếu có )
  • Thành phần; định lượng của sản phẩm
  • Dung tích
  • Thông tin về nhà sản xuất ( tên và địa chỉ, sđt )
  • Thông tin về người NK và người chịu trách nhiệm phân phối sp ra thị trường ( Tên. địa chỉ, sđt )
  • Xuất xứ
  • G.W
  • CTN Size

Trên đây là toàn bộ những nội dung liên quan đến thủ tục nhập khẩu dầu gội , tra cứu mã HS, thuế nhập khẩu và những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu. Hy mọng bài viết sẽ mang lại được cho quý vị những thông tin mà bạn tìm kiếm.

Với kinh nghiệm từng giao dịch hàng chục ngành hàng, phục vụ hàng trăm lượt khách và vận chuyển cả trăm lô hàng trong ngành hàng này. VnLogs tự tin là “bến đỗ” an toàn của các nhà kinh doanh trên hành trình xuất nhập khẩu – logistics tại Việt Nam.

Hãy liên lạc ngay với Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vnlogs nếu bạn muốn được tư vấn thêm, nhận thêm báo giá hoặc đóng góp ý kiến với chúng tôi

Mạc Hữu Toàn
Latest posts by Mạc Hữu Toàn (see all)

Để lại comment của bạn ở đây!

Call Now Button