Bước vào giai đoạn cuối năm cận kề dịp Tết, nhu cầu tiêu thụ bánh kẹo ở thị trường nước ta đang có dấu hiệu tăng mạnh, tăng đột biến. Chính vì thế, hoạt động nhập bánh kẹo cùng nhiều loại thực phẩm khác đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Và bánh kẹo thường được nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Tuy nhiên, thủ tục nhập khẩu tương đối giống nhau khi nhập từ các thị trường này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về quy trình, thủ tục nhập khẩu bánh kẹo cần có.
1. Chính sách nhập khẩu bánh kẹo
Sản phẩm bánh kẹo theo nghị định 15/2018/ND-CP ngày 02/02/2018 thì thuộc danh mục thực phẩm thường cần làm tự công bố trước khi nhập khẩu và an toàn thực phẩm khi nhập khẩu.
*Lưu ý: Theo Phụ Lục IV của nghị định 15/2018 thì bánh kẹo thuộc danh mục sản phẩm thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương, nên chúng ta sẽ nộp bản tự công bố của sản phẩm tại Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đăng kí kinh doanh.
- Việc đầu tiên của quá trình làm tự công bố đó là mang mẫu (bánh, kẹo) đi kiểm nghiệm theo các QCVN phù hợp với sản phẩm của mình. Chúng ta có thể đến các phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn để nhận được sự tư vấn về các chỉ tiêu kiểm nghiệm theo QCVN phù hợp với sản phẩm của mình. Điển hình là viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, trung tâm do lường chất lượng (Quatest) hoặc các phòng kiểm nghiệm tư nhân khác…
- Sau khi mang mẫu đi kiểm nghiệm và có kết quả kiểm nghiệm phù hợp với QCVN thì chúng ta sẽ tiến hành bước tiếp theo là soạn hồ sơ tự công bố theo quy định của nghị định 15/2018.
2. Mã HS Code và thuế của sản phẩm bánh kẹo
Xác định mã HS là việc đầu tiên phải làm trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu bánh kẹo. Vì bánh kẹo có rất nhiều loại khác nhau, nên sẽ có mã HS và thuế khác nhau.
Đối với sản phẩm bánh nói chung:
- Mã HS Code: HS 1905
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 15-40% (tùy loại cụ thể.)
- Nếu nhập từ Trung Quốc có CO Form E thì thuế NK 0%
- Nếu nhập từ Nhật Bản có CO Form AJ thì thuế NK 5 %
- Nếu nhập từ Hàn Quốc thì thuế NK 0%
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): 8%
Đối với sản phẩm kẹo:
- Mã HS code của kẹo nói chung: 1806 (kẹo socola) và 1704 (các loại kẹo có đường khác)
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 20-25% (tùy loại cụ thể)
- Nếu nhập từ Trung Quốc có CO Form E thì thuế NK 0%
- Nếu nhập từ Nhật Bản có CO Form AJ thì thuế NK 3-4%
- Nếu nhập từ Hàn Quốc thì thuế NK 0%
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): 8%
3. Hồ sơ doanh nghiệp cần xuất trình cho hải quan
Bộ hồ sơ làm tự công bố sản phẩm bánh kẹo bao gồm:
- Bản TCB sản phẩm theo mẫu của nghị định 15/2018
- Nhãn phụ sản phẩm
- Mẫu nhãn / hình ảnh sản phẩm
- Bản dịch thuật công chứng của nhãn chính sản phẩm
- Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm bản gốc hoặc bản công chứng.
Hồ sơ TCB soạn đủ thì sẽ đem đi nộp tại sở công thương để SCT tiếp nhận và công bố trên website của họ. Sau khi hồ sơ TCB được công khai trên website thì bước có thể tiến hành nhập khẩu lô hàng bánh kẹo nói trên về đến VN. Để thông quan được lô hang thì cần làm song song thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm với thủ tục hải quan. Nơi tiếp nhận hồ sơ ATTP của mặt hàng thuộc sự quản lý của BCT thì có điểm hình 2 nơi đó là Viện kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia hoặc Quatest.
Hồ sơ đăng kí kiểm tra ATTP theo nghị định 15/2018 sẽ gồm:
- Đơn đăng kí theo mẫu của nghị định
- Bản TCB của sản phẩm
- Hợp đồng
- Invoice, packing list
- BL
- Tờ khai hải quan
Do hiện nay việc kiểm tra ATTP đều được áp dụng phương thức kiểm tra giảm, tức là chỉ cần kiểm tra theo hồ sơ doanh nghiệp nộp chứ không cần phải lấy mẫu nên thời gian xử lý KT ATTP tối giảm rất nhiều (trong vòng 1 ngày làm việc sẽ có kết quả ATTP). Doanh nghiệp nộp kết quả ATTP cho cơ quan hải quan cùng với chứng từ làm thủ tục hải quan thì lô hàng sẽ được thông quan và lấy hàng ra khỏi cảng/ kho.
Bộ hồ sơ hải quan mà người khai hải quan phải nộp và xuất trình như sau:
- Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu: 01 bản chính
- Hóa đơn thương mại: 01 bản sao . (Lưu ý nếu hàng hóa của DN nhập khẩu từ Trung Quốc mà dùng C/O Form E để hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa vận chuyển qua lãnh thổ của một hoặc nhiều nước không phải là nước thành viên của ACFTA thì DN phải xuất trình Invoice bản gốc)
- Vận tải đơn: 01 bản sao (Nếu đi đường bộ thì không cần)
- Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing list): 01 bản sao
- Giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Nếu có): 01 bản gốc. (Lưu ý nếu hàng hóa nhập khẩu từ các nước mà các hiệp định thương mại tự do FTA cho phép dùng C/O điện tử thì có thể dùng C/O bản điện tử)
- Catalogue hoặc MSDS (nếu có) vì hải quan có thể yêu cầu cung cấp để chứng minh thành phần cấu tạo của hàng hóa.
- Đăng kí ATTP & KQ ATTP: 01 bản gốc
4. Lưu ý về tem nhãn mác hàng hoá
Doanh nghiệp tham khảo số ND43/2017/ND-CP về nhãn hàng hóa và ND số: 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, điều chỉnh bổ sung ND 43/2017/ND-CP về nhãn hàng hóa. Ví dụ 1 số thông tin cần có của tem nhãn:
- Product
- Manufacturer
- Address
- Importer
- Address
- Origin
- G.W
- CTN Size
Trên đây là toàn bộ những nội dung liên quan đến thủ tục nhập khẩu bánh kẹo , tra cứu mã HS, thuế nhập khẩu và những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu. Hy mọng bài viết sẽ mang lại được cho quý vị những thông tin mà bạn tìm kiếm.
Với kinh nghiệm từng giao dịch hàng chục ngành hàng, phục vụ hàng trăm lượt khách và vận chuyển cả trăm lô hàng trong ngành hàng này. VnLogs tự tin là “bến đỗ” an toàn của các nhà kinh doanh trên hành trình xuất nhập khẩu – logistics tại Việt Nam.
Hãy liên lạc ngay với Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vnlogs nếu bạn muốn được tư vấn thêm, nhận thêm báo giá hoặc đóng góp ý kiến với chúng tôi
- Fax: (+84) 246 944 041
- Email: partners@vnlogs.com
- Zalo: 0987287988
- Facebook: Vnlogs – Dịch vụ Xuất nhập khẩu, Logistics
- Web: https://vnlogs.com/
- Địa chỉ: Tòa nhà Sacombank, A1-1, A2-2 Đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Q Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Lưu ý khi làm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá - Tháng Năm 24, 2024
- Chứng từ nhập khẩu đường Biển - Tháng Năm 24, 2024
- 5 lí do nên nhập hàng chính ngạch - Tháng Năm 24, 2024